Bắc Kim Thang - Phim kinh dị pha ly kỳ của đạo diễn Hữu Tấn xoay quanh một gia tộc miền Tây. Từ bệnh viện về nhà, Thiện Tâm (Trịnh Tài đóng) thấy nhiều thay đổi trong gia đình. Người ông tuổi cao sức yếu (Hữu Thành) đổ bệnh. Cha mẹ anh (Duy Phương, Bích Hằng) và người chú (Hữu Tiến) cư xử dè chừng, thận trọng. Quan trọng nhất, Hai Lầm (Minh Hy đóng) - em họ Tâm - đã biến mất
Biên kịch dùng tình huống này phát triển nội dung gây tò mò. Người nhà kể các câu chuyện khác nhau về Hai Lầm, trong khi nhóm người làm dường như che giấu gì đó. Khán giả dễ đặt câu hỏi liệu có gì mờ ám, cùng ý đồ thật sự của các nhân vật. Mối quan hệ của Thiện Tâm với Hai Lầm và những thành viên khác trong gia đình cũng gây mơ hồ.
Bắc Kim Thang - phim giật gân Việt lên án thói trọng nam khinh nữ
Lấy bối cảnh miền Tây những năm 1990, chuyện phim Bắc Kim Thang bắt đầu khi Thiện Tâm (Trịnh Tài) - cậu con trai trưởng của một gia đình giàu có - trở về nhà sau 6 tháng hôn mê vì tai nạn trên Sài Gòn. Anh bắt đầu nhận ra sự khác lạ trong nhà khi ông nội lâm bệnh nặng, còn cô em họ Hai Lầm (Minh Hy) thì bị đuổi đi vì chửa hoang
Trong khi đó, cha (Duy Phương) và mẹ (Bích Hằng), cũng như chú Út (Hữu Tiến), lại không hề quan tâm đến tung tích Hai Lầm. Họ chỉ nhất mực lo hối thúc con trai lấy giấy tờ nhà đất của ông nội. Không những thế, Thiện Tâm liên tục nhìn thấy nhiều hình ảnh kinh dị về cô em gái.
Kinh dị vừa phải, đào sâu tâm lý
Ngay từ những phút đầu tiên, Bắc Kim Thang ghi điểm nhờ bối cảnh miền Tây sông nước hoang sơ. Bộ phim không chỉ đem đến nhiều khung hình đẹp mắt, mà còn mang bầu không khí u ám nhờ những cánh đồng không một bóng người.
Căn biệt thự cũ kỹ và rộng lớn của gia đình Thiện Tâm cũng làm tốt vai trò hù dọa nhờ những căn phòng chật hẹp, nhiều ngõ ngách, hay tiếng cửa mở cót két giữa đêm tối
Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Hữu Tấn chưa thể tận dụng tốt ưu điểm trên để đẩy mạnh yếu tố kinh dị. Tác phẩm thực tế vẫn sử dụng những chiêu trò jump-scare quen thuộc. Những phân cảnh ấy cũng không quá rùng rợn hay tạo ra cảm giác ám ảnh, mà chủ yếu chỉ gây giật mình nhờ hiệu ứng âm thanh.
Bắc Kim Thang đồng thời chứa đựng ý nghĩa nhân văn khi muốn lên án thói trọng nam khinh nữ. Dù đều là con cháu, vị thế của Hai Lầm không khác gì kẻ hầu người hạ cho Thiện Tâm. Cô bé không được học hành và phải làm hết công việc nhà. Không những thế, Hai Lầm còn bị ghẻ lạnh bởi ông nội, rồi phải nhường hết mọi món ngon, sự ưu ái cho anh trai.